trò chơi bài sâm là một trò chơi vô cùng thú vị và độc đáo. Chúng được cho là gần giống với Tiến lên Miền Nam nhưng lại hoàn toàn mới mẻ.Nếu bạn là một người yêu thích game bài 52 lá thì nhất định không nên bỏ qua trò chơi đánh Sâm Lốc này.
Để tìm hiểu sâu hơn về cách thức đánh cũng như mẹo chiến thắng của chúng thì hãy đọc tiếp trong bài viết dưới đây.
Bài Sâm Lốc là gì?
Bài Sâm hay Sâm Lốc là tên một trò chơi đánh bài đặc biệt phổ biến ở Miền Bắc.
Hiện nay chúng ta có thể chơi trò này trên khắp cả nước. Thú vị nhất chính là bất cứ ai cũng có thể chơi đánh sâm.
Trò này gần như phù hợp với tất cả mọi tầng lớp, không phân biệt là sĩ – nông – công – thương.
Chúng thường xuất hiện trong các cuộc vui chơi, hội hè, lễ tết và là một phần không thể thiếu để các cuộc vui thêm phần trọn vẹn.
Đánh Sâm khá đơn giản khi sử dụng các lá bài Tây Joker chuẩn và có một số nét gần giống với Tiến lên.
Tuy nhiên điểm khác chính là trong Tiến Lên có thể về nhất bằng bất cứ quân nào còn Sâm lại không như vậy.
Về cơ bản thì các người chơi sẽ được chia số bài bằng nhau, người nào đi sau sẽ cố gắng chặn bài người đi trước.
Ai hết bài trước và không thối thì sẽ chiến thắng.
Đôi khi bạn hết bài đầu tiên nhưng vẫn không thắng vì có thể bị thối 2, chặt chồng và nhiều lỗi khác.
Hướng dẫn chơi đánh Sâm
Nếu đây là lần đầu tiên bạn biết đến Sâm Lốc thì nên đọc kỹ những hướng dẫn sau đây.
Đó chính là kim chỉ nam để bạn nắm được luật chơi cũng như những mẹo hay để chiến thắng.
Luật chơi Sâm
Thông thường một ván bài sẽ có từ 2 – 4 người tham gia.
Ở ván khởi đầu, thường thì người có bài nhỏ nhất sẽ đi trước và ở các ván sau thì người nào thắng ván trước sẽ được đi đầu tiên.
Mỗi người chơi sẽ được nhận 10 lá bài và bắt đầu tính toán các nước đi để có thể chiến thắng.
Theo luật thì người đi sau sẽ cố gắng chặn bài của người đi trước bằng các quân bài lớn hơn.
Tuy nhiên cách chặn này sẽ phải theo đúng quy luật.
Ví dụ: Đôi chặn đôi, sám chặn sám, các sảnh cùng độ dài và lớn hơn sẽ chặn được nhau.
Luật đánh sâm cũng quy định tứ quý chặn được một quân 2 tương tự như bài tiến lên.
Có lẽ vì thế mà nhiều người nhầm lẫn 2 trò này với nhau. Thêm vào đó thì nếu đánh 2 cuối cùng trong Sâm thì bạn sẽ thối và bị phạt tiền.
Điểm đặc biệt nhất của bài Sâm chính là việc người chơi cần Báo làng.
Người chơi trước cần chặn để không cho người báo chiến thắng.
Những người chơi trước cần đánh ra các con bài lớn nhất hoặc các kết hợp để người báo không chặn được.
Trong bài Sâm thì nếu người báo về nhất mà những người cửa trên còn bài lớn hơn mà không đánh thì sẽ bị đền làng.
Số tiền đền này được quy định rất chặt chẽ mà chúng ta sẽ biết ở phần sau.
Cách sắp xếp các quân bài trong Sâm
Là trò chơi bài bằng hình thức đánh chặn nên Sâm lốc cũng quy định rất chặt chẽ về các kết hợp tay bài.
Độ mạnh của chúng sẽ tăng dần trong các trường hợp sau:
- Bài lẻ/rác: Các lá bài không thể kết hợp với bất cứ đôi, bộ nào.
- Bộ đôi: 2 quân bàn cùng số. Ví dụ đôi 2 là 2 lá bài có số 2 và đây là đôi lớn nhất.
- Sám: 3 lá bài cùng số.
- Tứ quý: 4 lá bài cùng số.
- Sảnh: các là bài liên tiếp nhau. Các sảnh phải từ 3 lá bài trở lên. Sảnh nhỏ nhất sẽ bắt đầu bằng lá bài A (A23 là nhỏ nhất). Đặc biệt không có sảnh KA2 như trong bài tiến lên.
Thứ tự các quân bài từ bé đến lớn là 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q, K, A, 2. Trong bài cũng không phân biệt đến chất của chúng.
Các quy tắc tính thắng trong bài Sâm
Làm thế nào để xác định được người chiến thắng? Chỉ cần chúng ta Ăn trắng sẽ về nhất và giành được tiền thưởng.
Bạn sẽ ăn trắng nếu sở hữu các lá bài như sau:
- Sảnh Rồng: 10 lá bài liên tiếp.
- Tứ quý 2 – kết hợp mạnh nhất.
- 10 lá bài đồng chất.
- 3 sám cô.
- 5 đôi.
Các thứ tự trên là từ lớn đến bé. Do đó nếu ai có sảnh rồng sẽ được ưu tiên.
Lưu ý: Ngoài Ăn trắng thì người chơi còn có quyền Xin làng để cướp cái. Đó là khi bạn có bài đẹp và tin rằng không ai có kết hợp mạnh hơn.
Lúc này hãy Xin làng để được ưu tiên đánh trước. Nếu đã cướp được cái (Được đánh đầu tiên) thì hãy đánh lần lượt các lá bài của mình.
Khi có bài mạnh nhất và không ai chặn được thì bạn sẽ được tính Nhất. Tuy nhiên nếu người chơi khác có kết hợp mạnh hơn thì bạn sẽ phải đền làng.
Các trường hợp bắt buộc phạt khi chơi đánh bài Sâm
Có 4 trường họp mà người chơi bắt buộc bị phạt tiền khi đánh Sâm 10 cây, trong đó có:
- Cóng: Có người tới nhất nhưng vẫn chưa ra bài. Bị phạt gấp 14 lần tiền cược.
- Phạt Sâm: Bị phạt gấp 20 lần tiền cược.
- Chặt Tứ quý: Bị phạt gấp 20 lần tiền cược.
- Đền Sâm: Tiền phạt tính theo công thức: 20 x (số người chơi – 1) x tiền cược.
- Thối 2: Tiền phạt tính theo công thức: Số tiền bằng số quân mỗi người đã đánh ra x số tiền cược.
Lưu ý: Nếu bạn để quân 2 ở cuối và có người về nhất thì phải đền gấp 20 lần cho người về nhất.
Một số luật chơi đặc biệt khi chơi bài Sâm 10 cây
Để tránh bị phạt hay đền khi chơi đánh Sâm, anh em hãy điểm qua một số luật chơi Sâm đặc biệt sau đây nhé!
- Tứ quý: Nếu bạn cầm tứ quý lớn hơn có thể chặt bài của người nhỏ hơn. Khi đó tiền phạt sẽ chuyển qua cho người chặt.
- Báo Sâm: Bất kỳ người chơi nào cũng có thể báo Sâm. Khi báo sẽ ưu tiên người báo Sâm trước. Nếu khi họ đánh mà không ai đỡ bài thì sẽ được gọi là thắng Sâm. Số tiền thắng cược = 20 × ( số người chơi – 1) * tiền bàn.
- Báo 1: Khi người chơi khác còn 1 cây người chơi buộc phải chặn Sâm bằng quân lớn nhất. Nếu không sẽ bị đền tiền = Tổng số bài của các người chơi x tiền bàn.
- Chặt 2: Khi người chơi khác đánh 1 con 2 thì bạn có thể chặt bằng tứ quý. Người khác cũng có thể ăn bằng tứ quý lớn hơn.
- Thúi 2: Khi có người trong bàn chơi về nhất nhưng bạn chỉ còn các quân 2 thì sẽ bị phạt thối 2.
- Cóng: Đã có người chiến thắng nhưng vẫn còn người chơi chưa đánh được quân Sâm nào.